Friday 22 November 2013

6 nghịch lý của thị trường BĐS Việt Nam

Thị trường BĐS Việt Nam tồn tại một số nghịch lý như: giá nhà ở trung bình cao gấp 25 lần thu nhập trung bình năm của người lao động; thừa cung nhà ở giá cao; BĐS tồn đọng nhiều nhưng giá BĐS chỉ hạ tới mức nhất định...
Phát biểu tại hội thảo "Các giải pháp giải quyết xung đột trong thị trường BĐS" diễn ra sáng nay (19/11), Giáo sư Đặng Hùng Võ nhận định, Việt Nam là một nước có nền kinh tế chuyển đổi từ bao cấp sang thị trường đã tạo nên sức hấp dẫn đáng kể cho thị trường BĐS; hơn nữa đầu tư vào thị trường BĐS là nơi sinh lợi rất cao nên tạo sức nóng và sốt giá gắn với đầu cơ và tích trữ tiền tiết kiệm vào BĐS. Trong khi đó, thị trường mới hình thành còn thiếu chuyên nghiệp, thiếu vốn và tập quán về nhà ở chưa thay đổi, nhất là chưa quen với nhà chung cư.
6 nghịch lý
GS Đặng Hùng Võ cũng chỉ ra 6 nghịch lý của thị trường BĐS Việt Nam.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Quỹ bảo trì đường bộ hiện đang “dôi” 1.300 tỷ đồng
Làm đường cao tốc ở Việt Nam đắt gấp 4 lần Mỹ
'Bộ trưởng lấy đá ghè chân mình'
Kiến nghị loại bỏ hàng loạt loại phí, lệ phí
Thứ nhất, giá nhà ở trung bình cao gấp 25 lần thu nhập trung bình năm của người lao động.
Thứ hai, thừa cung nhà ở giá cao đã tạo nên kho BĐS tồn đọng gắn với nợ xấu mà không có cầu, trong khi đó thiếu cung trầm trọng đối với nhà ở giá thấp có cầu rất cao.
Thứ ba, BĐS tồn đọng nhiều nhưng giá BĐS chỉ hạ tới mức nhất định, không có hiện tượng phá giá vì vốn tồn đọng chủ yếu từ vốn góp của người tiêu dùng trong phương thức "mua nhà trên giấy", vốn tín dụng từ ngân hàng chiếm tỷ lệ không cao và có một lượng vốn khá lớn từ các ngân hàng thương mại đầu tư trực tiếp cho thị trường BĐS chứ không thông qua cơ chế vay tín dụng.
Thứ tư, các nhà đầu tư BĐS nói rằng rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn, gần như phá sản nhưng trên thực tế vẫn có tới 80% đang kinh doanh có lãi, thực - hư quả khó lường.
Thứ năm, giá nhà ở xã hội với nhiều ưu đãi của Chính phủ có giá cao hơn nhà ở thương mại giá thấp cùng loại, nhà ở xã hội đang được quản lý theo cơ chế thuần túy bao cấp trong khi giá nhà ở thương mại được hình thành từ cạnh tranh trên thị trường.
Thứ sáu, gói tín dụng ưu đãi cho người có thu nhập thấp mua nhà đã sẵn sàng với giá trị lên tới 21.000 tỷ đồng nhưng người có nhu cầu rất khó tiếp cận vốn, chưa biết bao giờ mới giải ngân xong và liệu người có thu nhập thấp thực sự có tiếp cận được ưu đãi này.
Tranh chấp chủ yếu liên quan tới sổ đỏ
Về các tranh chấp trong thực hiện các giao dịch về BĐS ở Việt Nam,GS Đặng Hùng Võ cho rằng chủ yếu có liên quan tới “sổ đỏ” gắn với giá giao dịch ghi trên hợp đồng thấp hơn nhiều lần so với giá thị trường; tranh chấp trong thực hiện các giao dịch về BĐS khi chưa có “sổ đỏ” đối với nhà thuộc dự án; tranh chấp giữa chủ đầu tư dự án và người góp vốn “mua nhà trên giấy” gắn với những rủi ro không được quản lý về cam kết giữa 2 bên.
Một số dự án xảy ra nhiều tranh chấp trong thời gian gần đây như: Tranh chấp về cách tính diện tích căn hộ của Tập đoàn Nam Cường tại dự án Lê Văn Lương Residential, Hà Đông; cách tính diện tích căn hộ của Doanh nghiệp tư nhân số 1 Lai Châu tại chung cư Đại Thanh (Thanh Trì – Hà Nội); hay Phí dịch vụ, sổ đỏ, sở hữu chung-riêng của Tập đoàn Bitexco tại chung cư cao cấp The Mannor; phí dịch vụ tại Keangnam…
Ngoài ra, còn có các tranh chấp chủ đầu tư dự án nhà chung cư và cư dân ở nhà chung cư về các không gian công cộng, chi phí dịch vụ và chất lượng dịch vụ; tranh chấp giữa các bên liên kết, liên doanh trong thực hiện các dự án đầu tư phát triển BĐS mà chủ yếu giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài; tranh chấp giữa chủ đầu tư ban đầu và các chủ đầu tư thứ cấp dưới dạng tổng công ty và công ty con, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng dự án, bên nhận góp vốn và bên góp vốn đối với các dự án đầu tư .
Các tranh chấp có thể hình thành trong tương lai có thể phát sinh bao gồm tranh chấp giữa chủ đầu tư dự án và các ngân hàng thương mại trong giải quyết nợ xấu gắn với phương thức đầu tư hoặc tài sản thế chấp; tranh chấp giữa các bên liên quan trong giải quyết kho BĐS tồn đọng có liên quan tới các bên đã góp vốn và phương thức giải quyết.
Theo GS Ðặng Hùng Võ, nguyên nhân phát sinh các tranh chấp do thị trường BÐS Việt Nam phát triển quá nóng trong thời gian qua, mang lại lợi nhuận cao trong một thời gian ngắn. Hơn nữa, một bộ phận chủ đầu tư dự án và người tiêu dùng chưa có tính chuyên nghiệp, chỉ nhìn thấy lợi trước mắt, một số khách hàng ham lợi, chạy theo tâm lý đám đông khi thị trường nóng nhưng lại co cụm, bất hợp tác với chủ đầu tư trong việc thực hiện hợp đồng hoặc giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng khi thị trường trầm lắng như hiện nay.
Trong khi đó, Luật chung cư, Pháp luật còn thiếu các quy định về quản lý giao dịch BÐS hình thành trong tương lai, quản lý rủi ro chưa đúng cách, quy định chưa rõ ràng về không gian, ban quản lý chung cư, dịch vụ…, quy định chưa hợp lý (làm sổ đỏ thuộc chủ đầu tư, chủ đầu tư đơn phương đưa ra, thiếu các quy định bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, thiếu sự giám sát của cơ quan chức năng.
Ông cũng cho rằng, các cơ quan nhà nước ở cả Trung ương và địa phương còn thiếu chuyên nghiệp, các cơ quan thông tin báo chí có vào cuộc nhưng chưa thực trúng và chưa thực sự hiệu quả để ngăn chặn và xử lý kịp thời các tranh chấp ngy từ thời điểm phát sinh tranh chấp.
"Thiếu cơ sở pháp lý cho giải quyết tranh chấp, chế tài xử phạt vi phạm chưa đủ sức răn đe; hợp đồng, thỏa thuận ký giữa các bên thường không chặt chẽ và có nhiều khoảng trống trong đó thiếu quy định ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư (đặc biệt đối với các hợp đồng chủ đầu tư áp đặt mẫu hợp đồng đối với khách hàng); Sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước còn chưa quyết liệt, chưa đồng bộ và thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan, tòa án chưa tham gia có hiệu quả. Giải quyết tranh chấp qua trọng tài chưa được các bên quan tâm mặc dù có nhiều ưu điểm như tiết kiệm chi phí, thời gian và chất lượng”, ông nói.
Hathuylieu
Theo báo điện tử Vnexpress

Sunday 10 November 2013

Người mua nhà bị hớ khi tính diện tích căn hộ?

Gần đây, tại một số dự án chung cư lớn như Khu Lê Văn Lương Residentials, Khu đô thị mới Dương Nội – Hà Đông – Hà Nội... đã xảy ra tranh cãi gay gắt giữa khách hàng và chủ đầu tư về cách tính diện tích căn hộ.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên An ninh Thủ đô đã có cuộc trao đổi với ông  Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng). 
Thưa ông, pháp luật quy định như thế nào về cách tính diện tích căn hộ chung cư?

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Xử “đại án” tham nhũng tại Cty CTTC II: Những “ông lớn" lãnh đạo Agribank có thoát tội?
Bánh kẹo Kinh Đô sắp có ngành hàng mới?
Tây Nguyên: Dân điêu đứng vì càphê rớt giá
Ngân hàng khốn đốn vì "mời" đại gia vay vốn
Luật Nhà ở và Nghị định số 71/NĐ-CP không có quy định cụ thể về cách tính diện tích sàn trong hợp đồng mua, bán căn hộ nhà chung cư. Việc tính diện tích sàn trong hợp đồng mua, bán căn hộ nhà chung cư được Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng hướng dẫn. 
Để hướng dẫn nội dung này, tại Điều 21 hướng dẫn Hợp đồng về nhà ở của Thông tư số 16/2010/TT-BXD, Bộ Xây dựng quy định rõ: “Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, phải ghi rõ thêm các nội dung: Phần diện tích thuộc sở hữu chung, phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư; diện tích sàn căn hộ mua bán (được xác định theo nguyên tắc tính kích thước thông thuỷ của căn hộ hoặc tính từ tim tường bao, tường ngăn chia các căn hộ)”.
Vì vậy, Thông tư số 16/2010/TT-BXD chỉ hướng dẫn cách tính diện tích sàn trong Hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư để xác định giá bán căn hộ chung cư đó, mà không hướng dẫn cách xác định phần sở hữu chung và sở hữu riêng trong nhà chung cư.
2 cách tính diện tích nêu trên có được các nước áp dụng?
Căn hộ nhà chung cư có cách tính diện tích khác so với cách tính diện tích nhà ở riêng lẻ và mỗi quốc gia lại có cách tính khác nhau. Tuy nhiên, có một nguyên tắc chung là tất cả các diện tích xây dựng đều được phân bổ vào giá bán căn hộ và các phần diện tích thương mại khác trong tòa nhà. Hầu hết các nước (Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore…) đều sử dụng nguyên tắc này để tính diện tích căn hộ nhà chung cư. Ở một số nước người ta tính diện tích xây dựng căn hộ bằng diện tích sử dụng căn hộ cộng thêm 10 - 15%.
Còn có cách tính thứ 3 là tính diện tích xây dựng tổng thể căn hộ hay diện tích tính để bán căn hộ, có cộng các diện tích sở hữu chung của cả nhà chung cư (hành lang, cầu thang, sảnh chung...) phân bổ cho căn hộ đó (theo tỷ lệ phần trăm). Bởi vì những phần diện tích sở hữu chung vẫn phải tính vào giá thành căn hộ. Theo kinh nghiệm các nước, diện tích tính để bán căn hộ bằng diện tích xây dựng căn hộ cộng thêm 25%.
Thực tế, tại Hàn Quốc diện tích căn hộ được tính theo tim tường ngăn căn hộ, trường hợp tính thông thủy thì không trừ phần diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật, nhưng phải xin ý kiến thỏa thuận của nhiều cơ quan.
 Nhiều vụ tranh chấp đã bùng phát khi khách hàng thắc mắc về cách tính diện tích căn hộ
Khách hàng cho rằng cách tính diện tích căn hộ tính từ tim tường gây thiệt về diện tích cho mình và phần lợi thuộc về chủ đầu tư?
Cách tính diện tích sàn căn hộ theo phương pháp nào cũng không làm ảnh hưởng đến việc xác định phần diện tích thuộc sở hữu chung và phần diện tích thuộc sở hữu riêng trong nhà chung cư, bởi vì phần sở hữu chung như cột, tường ngăn chia căn hộ... đã được Luật Nhà ở quy định và được xác định rõ trong hợp đồng mua bán. Thêm nữa, việc xác định diện tích căn hộ theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng chỉ là để xác định số tiền mua căn hộ theo thỏa thuận giữa Bên bán và Bên mua một cách dễ dàng và chính xác nhất.
Thông tư không quy định bắt buộc mà đã hướng dẫn 2 cách tính để các bên thỏa thuận. Thông tư cũng yêu cầu bắt buộc phải ghi rõ trong hợp đồng, diện tích sàn căn hộ để tính giá bán được xác định theo phương pháp nào (tính theo tim tường hay thông thủy) để tránh sự tranh chấp có thể xảy ra. Giao dịch mua bán nhà ở là giao dịch dân sự. Khi các bên đã thống nhất lựa chọn cách tính diện tích căn hộ ghi vào hợp đồng mua bán thì phải tuân thủ các thỏa thuận nêu trong hợp đồng.
Tôi khẳng định, việc tính diện tích sàn căn hộ theo một trong hai phương pháp nêu trên đều không gây thiệt hại về quyền lợi cho người mua căn hộ, cũng như không mang thêm lợi nhuận cho bên bán. Đặc biệt, không có chuyện khi tính giá theo kích thước thông thủy thì căn hộ mua sẽ rẻ tiền hơn so với giá được tính theo kích thước từ tim tường. Bởi, về nguyên tắc, toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng nhà chung cư (phần móng, khung, cột, tường chịu lực, phần căn hộ, hành lang, cầu thang, thang máy…), cả phần sở hữu riêng của căn hộ và phần sở hữu chung đều được tính vào giá bán các căn hộ và các phần sở hữu riêng khác (nếu có).
Vì vậy, nếu tính diện tích sàn căn hộ theo tim tường thì đơn giá bán 1m2 sàn căn hộ sẽ giảm xuống. Ngược lại, nếu tính diện tích sàn căn hộ theo kích thước thông thủy thì đơn giá bán 1m2 sàn căn hộ sẽ tăng lên, nhưng tổng giá bán căn hộ của 2 trường hợp này đều không thay đổi. Như vậy, dù tính theo cách nào, người mua căn hộ cũng không bị thiệt thòi về quyền lợi.
Theo bacthanhhung.com.vn
ANTĐ

Friday 25 October 2013

Phun PU cách nhiệt Nhà Máy Sợi Thế kỷ

Hợp đồng : 08/HĐKT/2010
Dự án : Nhà Máy Sợi Thế Kỷ , KCN Trảng Bàng ,H.Trảng Bàng ,T.Tây Ninh 
Công việc: Phun PU cách nhiệt kho lạnh nhà máy ,bảo ôn đường ống dẫn khí nóng.
Thời gian thực hiện hợp đồng: từ 22/08/2010 đến 18/10/2010





Hình ảnh thi công phun PU cách nhiệt Nhà Máy Sợi Thế Kỷ

Friday 11 October 2013

Tấm cách nhiệt chống nóng

Tấm cách nhiệt Túi khí ALUMINUM được cấu tạo bởi lớp màng nhôm phản xạ chống nóng phủ lên tấm nhựa tổng hợp chứa các túi khí cách nhiệt. Lớp màng nhôm phản xạ lượng nhiệt nóng trên mái Tole, lớp túi khí có khả năng ngăn nhiệt độ còn lại. vì vậy tấm cách nhiệt Túi khí mang lại hiệu quả chống nóng cao, bền đẹp và không gây hại cho sức khỏe con người, dễ thi công, dễ lắp đặt.
I) Quy cách sản phẩm: 
1. Túi khí gồm 2 Sản phẩm: Một mặt nhôm P1; Hai mặt nhôm P2.
2. Chiều rộng tấm: 1,22m /  1,55m.
3. Chiều dài cuộn: 40m
IV) Ứng dụng:
- Tấm cách nhiệt Túi khí được ứng dụng phổ thông trong Xây dựng nhà, xưởng KCN.
- Tấm cách nhiệt Túi khi được dải căng lên trên xà gồ rồi bắn tole đè lên – chống nóng mái tole.
- Tấm cách nhiệt Túi khí đươc dùng chống nóng vách tole hay tường công nghiệp(Nẹp dọc theo vách tole).
- Tấm cách nhiệt Túi khí được sử dụng làm bao bì đóng gói chống ẩm cho mặt hàng điện tử, chống ẩm… 
 
Để biết thêm chi tiết xin vui lòng liên hệ:
 
BAC THANH HUNG STC CO. , LTD
Address 1 : 36/4 Tay Thanh Street, Tay Thanh Ward, Tan Phu District, Ho Chi Minh City, Viet Nam.
Tel: (84-8) 38143427/ 28 – 0908.565.283         Fax: (84-8) 38143429
Address 2 :  3/2 Vuong Thua Vu Street, Khuong Trung Ward, Thanh Xuan District, Ha Noi City, Viet Nam.
Tel: (84-4) 35683971/ 72 – 0988.099.591         Fax: (84-4) 35683973
Factory: Tan Thanh district, Ba Ria Vung Tau province.
Website: www.bacthanhhung.com.vn
Email: thanhbac1102@yahoo.com.vn

Wednesday 9 October 2013

Khởi công xây Cung Hữu nghị Việt-Trung tại Hà Nội

Ngày 8/10, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Cung hữu nghị Việt-Trung tại đường Lê Quang Đạo-Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

 Tham dự lễ khởi công có: Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng; Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Trung, Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga; đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, đại diện các cơ quan hữu quan và đông đảo nhân dân Thủ đô.

 
 
Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Khổng Huyễn Hựu, đại diện nhà thầu và cán bộ nhân viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội cùng tham dự buổi lễ.
 
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam-đơn vị chủ đầu tư dự án, Chủ tịch Vũ Xuân Hồng cho biết: Xuất phát từ mong muốn có được một cơ sở vật chất tốt hơn để quần chúng nhân dân tới sinh hoạt, giao lưu, tổ chức các hoạt động hữu nghị giữa nhân dân hai nước và các hoạt động quốc tế khác, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã quyết định tặng cho nhân dân Việt Nam dự án Cung hữu nghị Việt-Trung.
 
Chúc dự án Cung hữu nghị Việt-Trung triển khai thuận lợi và sớm hoàn thành, Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu nhấn mạnh, qua sự chuẩn bị sâu sắc và lâu dài của hai bên, lễ khởi công dự án thể hiện ý muốn chung tăng cường hiểu biết, thúc đẩy hợp tác, làm sâu sắc tình hữu nghị giữa hai nước Trung-Việt.
 
Chủ tịch Vũ Xuân Hồng và Đại sứ Khổng Huyễn Hựu cùng bày tỏ hy vọng, nhà thầu dự án - Tổng công ty xây dựng công trình Vân Nam, Trung Quốc sẽ hợp tác chặt chẽ với Ban quản lý dự án xây dựng Cung hữu nghị Việt-Trung, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo an toàn, hiệu quả về chất lượng để sớm hoàn thành một công trình văn hóa hiện đại, tạo thêm vẻ đẹp kiến trúc và văn hóa cho phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội.
 
Vào tháng 10/2004, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Thủ tướng hai nước đã đặt cột mốc đánh dấu địa điểm xây dựng Cung hữu nghị Việt-Trung.
 
Công trình được xây dựng trên khuôn viên rộng 3,3 ha với diện tích xây dựng là 13.966 m2 trong đó diện tích mặt đất là 11.401 m2, diện tích hầm là 2.562 m2.
 
Tổng số vốn đầu tư xây dựng công trình Cung hữu nghị Việt-Trung khoảng 140 triệu nhân dân tệ, do Chính phủ Trung Quốc tài trợ không hoàn lại.
 
Đây là một trong những dự án hợp tác hữu nghị lớn nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam trong những năm gần đây, được lãnh đạo Đảng và Nhà nước hai bên quan tâm, thể hiện sự phát triển trong quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước.
 
Cung hữu nghị Việt-Trung được xây dựng và dự kiến hoàn thành trong 20 tháng./.
 
 
Theo TTXVN

Monday 30 September 2013

Đại gia địa ốc Việt đua nhau săn vốn ngoại

9 tháng qua, nhiều nhà thầu xây dựng, các đơn vị đầu tư phát triển dự án bất động sản phía Nam có xu hướng mở rộng kênh đầu tư, hợp tác, huy động vốn với các tổ chức quốc tế. Theo các chuyên gia, trong bối cảnh thị trường nội địa suy yếu và cạn kiệt về tài chính, săn vốn ngoại là một giải pháp có thể mở ra nhiều hy vọng.
 
Trong 8 tháng đầu năm 2013, Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình đã có nhiều thương vụ liên quan đến khối ngoại. Tháng 7, doanh nghiệp nhận thi công phần kết cấu và hoàn thiện dự án “SORA gardens I” tại Thành Phố Mới Bình Dương với giá trị hơn 400 tỷ đồng. Đây là gói thầu của chung cư cùng tên, thuộc khu đô thị Tokyu Binh Duong Garden City ( FDI của Nhật) - có tổng vốn đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD.
 
Cuối quý II/2013, Hòa Bình ký hợp đồng quản lý xây dựng Khu phức hợp nhà ở - trung tâm thương mại - khách sạn cao cấp GEMS ở Yangon, Myanmar. Trong tháng 5, đơn vị này còn được đối tác ngoại là Tập đoàn Jesco Asia rót hàng chục tỷ đồng để phát triển lĩnh vực thiết kế, thi công cơ điện công trình, nhà xưởng và hạ tầng. Cuối tháng 3/2013, PT. Nikko Securities Indonesia đổ hơn 10 triệu USD mua cổ phiếu HBC với giá cao hơn thị trường. Các thương vụ này phần nào tiếp sức cho doanh nghiệp trong năm 2013 đầy khó khăn.
 
Dự án Happy Land do Công ty Khang Thông làm chủ đầu tư đã hút hơn chục nhà đầu tư ngoại rót vốn đầu tư.
Không chỉ có Hòa Bình đang trông đợi nhiều vào khối ngoại, Công ty Khang Thông cũng tích cực săn vốn nước ngoài từ các tập đoàn quốc tế để đầu tư vào dự án Happy Land (Long An) và dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội (Bình Định).
 
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Khang Thông, Phan Thị Phương Thảo chia sẻ với VnExpress.net: "Doanh nghiệp chờ dòng vốn từ tỷ phú Ả Rập Thureign Augn và ngân hàng Hypo Commerce Bank. Dự kiến, nhà đầu tư nước ngoài này sẽ rót vốn vào Tập đoàn Khang Thông để đầu tư trực tiếp vào 2 dự án tại Long An và Bình Định".
 
Bà Thảo cho biết thêm, chỉ tính riêng dự án Happy Land giai đoạn 1 đang thi công tại Long An, Khang Thông đã tiếp nhận hơn chục đối tác nước ngoài. Dự kiến, năm 2014 khu vui chơi giải trí hơn 2 tỷ USD sẽ chạy thử nghiệm một số hạng mục. Nữ doanh nhân này thừa nhận, với tình hình kinh tế trong nước khó khăn, các dự án của bà chủ yếu trông cậy vào các đối tác nước ngoài vì có giai đoạn hợp đồng vay ngân hàng cũng bị cắt. Tuy nhiên, bà Thảo cũng thừa nhận suy thoái kinh tế toàn cầu cũng tác động rất lớn đến dòng tiền của nhà đầu tư quốc tế, do đó tiến độ dự án cũng bị chậm so với dự kiến.
 
Trong khi đó, một đại gia địa ốc khác, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) chỉ tập trung săn cơ hội ngành bất động sản ở thị trường nước ngoài. Nếu như các doanh nghiệp địa ốc khác tìm vốn ngoại thì HAGL lại đi theo chiều ngược lại, đổ tiền ra nước ngoài để chờ thời điểm vàng hái cơ hội.
 
HAGL đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu phức hợp tại Yangon với kỳ vọng có thể hái tỷ USD khi thị trường địa ốc Myanmar ấn lên.
 
Chủ tịch Tập đoàn HAGL, Đoàn Nguyên Đức cho biết, trong lĩnh vực bất động sản, năm 2013 tập đoàn dốc toàn lực vào dự án khu phức hợp tại Myanmar, thị trường Việt Nam chỉ đóng vai trò hậu phương. Bầu Đức đã tăng vốn dự án này từ 300 triệu USD lên thành 440 triệu USD và đẩy nhanh tiến độ xây dựng với kỳ vọng hái tỷ USD khi bất động sản Myanmar nóng lên. "Thị trường trong nước bế tắc, thay vì cứ ngồi im chờ đợi thì đầu tư ra nước ngoài sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn", ông Đức nói.
 
Đua theo các đại gia địa ốc tìm vốn và săn cơ hội tại thị trường nước ngoài, nhiều chủ đầu tư nhỏ lẻ cũng đặt kỳ vọng vào "bầu sữa ngoại". Chủ đầu tư một dự án chung cư bị đình trệ tại quận 8 tiết lộ đang đàm phán với một số nhà đầu tư châu Á về việc tiếp vốn để tái khởi động dự án. Trong đó đối tác Hàn Quốc bày tỏ sự quan tâm nhiều nhất.
 
Vị chủ đầu tư này giãi bày: "Thị trường trong nước đóng băng, chúng tôi phải tính đến phương án cầu cứu vốn ngoại. Tuy nhiên thời gian thương thảo hơi dài do phải định giá lại dự án".
 
Chủ tịch HĐQT Công ty Khải Hoàn Land, Nguyễn Khải Hoàn tiết lộ, trong quý II và III/2013, bộ phận M&A của doanh nghiệp cũng tư vấn thành công 2 giao dịch lớn có yếu tố nước ngoài tham gia, chủ yếu là liên kết, hợp tác đầu tư. "Săn vốn ngoại hay hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, thậm chí tìm cơ hội ở thị trường mới trong thời điểm bất động sản khó khăn như hiện nay là xu thế tất yếu", ông Hoàn nhận xét.
 
Chuyên gia này phân tích, sự liên kết, hợp tác này có lợi đôi bên. Khối ngoại cần sự am hiểu địa phương, thủ tục pháp lý, quan hệ, quỹ đất... của doanh nghiệp Việt Nam. Ngược lại, doanh nghiệp trong nước tiếp cận được công nghệ, trình độ chuyên môn cao, sự chuyên nghiệp trong quản lý, và chủ yếu là nguồn tài chính ổn định. "Một thực tế phải chấp nhận là sau khi liên kết, thường là doanh nghiệp nước ngoài kiểm soát điều hành toàn bộ", ông nói. 
 
Ông Hoàn cho rằng, khi niềm tin của thị trường xuống thấp thì sự tham gia của khối ngoại là một hỗ trợ đắc lực để cải thiện vị thế của các chủ đầu tư. Khảo sát thực tế cho thấy các dự án sau khi liên doanh thường có thanh khoản tốt hơn và doanh nghiệp cũng tiếp cận được nhiều cơ hội hơn.
 
Chủ tịch Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình, Lê Viết Hải nhận định, liên doanh, liên kết, hợp tác với khối ngoại không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao trình độ quản lý, ổn định nguồn tài chính, cải thiện thanh khoản mà còn giúp mở rộng thị trường. "Khi các kênh đầu tư trong nước bão hòa, đi tìm dòng vốn ngoại và cơ hội ở các thị trường mới là giải pháp khả thi nhất hiện nay", ông Hải nhấn mạnh.

Ha Thuy Lieu
Theo Vnexpress

Friday 27 September 2013

Hội thảo về dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi

 Sáng ngày 27/9/2013 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo về Dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Bộ Xây dựng đồng tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo.

Hội thảo luật xây dựng công ty Bắc Thành Hưng 
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Hội thảo
Tham dự Hội thảo có ông Đặng Vũ Minh - Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam; ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh; nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Mạnh Kiểm và gần 200 đại biểu là các nhà quản lý, các chuyên gia đến từ Bộ Xây dựng, Tổng hội Xây dựng Việt Nam và các Hội, Hiệp hội chuyên ngành Xây dựng.
 
Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã khái quát quá trình biên soạn những nội dung chủ yếu của dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi. Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, Luật Xây dựng năm 2003, Luật số 38 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản và các Nghị định, thông tư hướng dẫn đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động đầu tư xây dựng, thu hút được các nguồn lực đầu tư của các thành phần kinh tế, trong đó có nguồn vốn đầu tư nước ngoài, góp phần tạo ra sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Sau 10 năm thực hiện, bên cạnh những mặt tích cực, Luật Xây dựng 2003 cũng cho thấy một số hạn chế, bất cập cần được nhanh chóng khắc phục, cụ thể là: Luật Xây dựng 2003 không quy định các cơ chế quản lý khác nhau đối với các nguồn vốn đầu tư xây dựng khác nhau - là một nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí và kém hiệu quả của nguồn vốn đầu tư nhà nước; phân cấp mạnh, giao quyền chủ động cho các chủ thể hoạt động xây dựng, nhất là các chủ đầu tư dẫn đến làm mờ nhạt vai trò kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước; thiếu các quy định về đầu tư xây dựng phải theo quy hoạch, kế hoạch; thiếu các quy định về điều kiện năng lực của tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng...
 
 
Chủ tịch xây dựng
Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng trình bày tham luận tại Hội thảo
 
 
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, là cơ quan chủ trì việc nghiên cứu, sửa đổi Luật Xây dựng 2003, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương xây dựng dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi. Dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi đã tiếp thu ý kiến của các cơ quan quản lý, các địa phương, các doanh nghiệp và đông đảo nhân dân. Thông qua Hội thảo này, Bộ Xây dựng mong muốn tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia trong các lĩnh vực của ngành Xây dựng để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội vào kỳ họp tới.
 
 
Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo
 
Trong buổi sáng diễn ra Hội thảo, các đại biểu tham dự đã nghe Báo cáo Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng về sự cần thiết và nội dung cần sửa đổi của Luật Xây dựng, các tham luận của Hội KHKT Cầu đường Việt Nam, Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, Hội Thủy lợi, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam và nhiều ý kiến trao đổi của các chuyên gia.

Theo báo xây dựng điện tử.

Sunday 22 September 2013

Phạm vi triển khai Chương trình đô thị miền núi phía Bắc

 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý phạm vi và phương thức triển khai dự án "Chương trình đô thị miền núi phía Bắc", vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) khoảng 250 triệu USD.
 

 
Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, các cơ quan và địa phương liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục tài trợ theo đúng quy định.
 
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 7 tỉnh bao gồm Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Thái Nguyên, Hòa Bình, Tuyên Quang và Yên Bái sẽ nằm trong Chương trình từ nguồn vốn 250 triệu USD của WB.
 
Về phương thức triển khai dự án, Bộ Xây dựng sẽ là cơ quan chủ trì, điều phối hướng dẫn các địa phương trong việc chuẩn bị và triển khai thực hiện dự án.
 
UBND các tỉnh là Chủ quản các dự án thuộc địa phương mình, chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện theo thẩm quyền được quy định. Thời gian thực hiện dự kiến từ năm 2014-2020.
 
Theo : chinhphu.vn

Wednesday 18 September 2013

Lễ trao tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp xây dựng cho Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam


 
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng trao kỷ niệm chương cho ngài Yasuaki Tanizaki
 
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang trong giai đoạn tốt đẹp, đặc biệt đang trong năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Trong những năm qua, Nhật Bản đã tiến hành mở rộng hợp tác trên tất cả các lĩnh vực và đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển tại Việt Nam. Nhật Bản là nước có đầu tư nước ngoài và đầu tư ODA lớn nhất ở Việt Nam, trong đó đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng là rất lớn và hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Bộ Xây dựng Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa MLIT và Bộ Xây dựng Việt Nam đã giúp Bộ Xây dựng Việt Nam tăng cường năng lực và sự hiểu biết nhằm thúc đẩy ngành Xây dựng Việt Nam phát triển. Trước mối quan hệ hết sức tốt đẹp giữa hai nước và hai Bộ, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng ghi nhận và đánh giá cao vai trò tích cực, quan trọng của ngài Đại sứ trong nhiệm kỳ công tác 3 năm tại Việt Nam nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản nói chung và mối quan hệ hợp tác giữa ngành Xây dựng của hai nước nói riêng.Vì những đóng góp quan trọng đó, Bộ Xây dựng quyết định trao tặng kỷ niệm chương cho ngài Yasuaki Tanizaki - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam. Bộ trưởng hy vọng trong thời gian tới Đại sứ Yasuaki Tanizaki sẽ tiếp tục đóng góp cho mối quan hệ hợp tác giữa hai nước.
 
 
 
Các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm
 
 
Ngài Yasuaki Tanizaki đã bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Bộ trưởng khi được vinh dự đón nhận kỷ niệm chương ngành Xây dựng. Đại sứ cho biết, Nhật Bản trong quá trình phát triển kinh tế đã gặp phải không ít khó khăn và luôn mong muốn chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong quá trình phát triển, hy vọng trong thời gian tới kinh tế, xã hội Việt Nam sẽ phát triển bền vững. Đại sứ đánh giá cao vai trò của Bộ Xây dựng Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và vai trò đó sẽ ngày càng lớn mạnh trong quá trình công nghiệp hóa đất nước, Nhật Bản sẽ luôn sẵn sàng đóng góp và hợp tác với Việt Nam trong quá trình phát triển này. Mặc dù đã kết thúc nhiệm kỳ 3 năm công tác tại Việt Nam nhưng trong thời gian tới Đại sứ sẽ tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của hai nước.

Bắc Thành Hưng
Theo báo xây dựng điện tử

Monday 16 September 2013

Bộ Xây dựng làm việc với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội


Sáng ngày 16/9/2013 tại Trụ sở cơ quan Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội (UBKT) do Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Văn Giàu dẫn đầu. Tham dự buổi làm việc còn có Phó Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Văn Phúc, các Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Cao Lại Quang, Nguyễn Trần Nam, Bùi Phạm Khánh, Trần Văn Sơn và đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Xây dựng.


Toàn cảnh buổi làm việc
Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Thường trực Cao Lại Quang đã báo cáo Ủy ban Kinh tế Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch năm 2013, nhiệm vụ năm 2014 và đánh giá 03 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về kinh tế - xã hội. 

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Cao Lại Quang cũng đã báo cáo Ủy ban Kinh tế Quốc hội về những giải pháp chủ yếu của Bộ Xây dựng đang triển khai để tăng cường quản lý đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, thị trường vật liệu xây dựng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Xây dựng và các phát biểu giải trình của lãnh đạo Bộ Xây dựng về một số nội dung và các thành viên đoàn công tác quan tâm, Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Văn Giàu đã đánh giá cao sự chuẩn bị báo cáo của Bộ Xây dựng. Theo Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Văn Giàu, bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, báo cáo của Bộ Xây dựng cũng cho thấy còn nhiều vấn đề bất cập mà ngành Xây dựng cần tập trung khắc phục trong các lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, quản lý thị trường bất động sản, thị trường vật liệu xây dựng. Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Văn Giàu cũng đồng tình với các nhóm giải pháp mà Bộ Xây dựng đã đề ra, đặc biệt là giải pháp cải cách thể chế đã được Bộ Xây dựng lựa chọn là giải pháp đột phá chiến lược. 

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Văn Giàu cũng kiến nghị Bộ Xây dựng bổ sung một số đánh giá cho báo cáo, bao gồm số liệu về sự đóng góp của ngành Xây dựng trong cơ cấu GDP và thu ngân sách; mục tiêu và nội hàm của việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đề xuất các chính sách để thực hiện việc tái cơ cấu; vấn đề giải quyết nợ đọng trong xây dựng cơ bản...

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng bày tỏ sự cám ơn và ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của các thành viên của đoàn công tác, đồng thời cho biết, những kiến nghị đó sẽ được Bộ Xây dựng báo cáo chi tiết với Ủy ban, với Quốc hội./.
 

Minh Tuấn

Sunday 15 September 2013

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng tiếp và hội đàm với Ngài Akihiro Ota - Bộ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT)

Sáng ngày 13/9/2013 tại Trụ sở cơ quan Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã có buổi tiếp và hội đàm với Ngài Akihiro Ota - Bộ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản và đoàn công tác của MLIT đang có chuyến công tác tại Việt Nam. Cùng dự có Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn và lãnh đạo các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ Xây dựng.


Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Akihiro Ota tại buổi hội đàm
Tại buổi hội đàm, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Akihiro Ota cùng bày tỏ vui mừng trước quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai quốc gia ngày càng đi vào chiều sâu, nhất là khi hai bên trở thành đối tác chiến lược của nhau. Trong sự phát triển chung đó, quan hệ hợp tác giữa Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ MLIT của Nhật Bản cũng được tăng cường.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, đồng thời cám ơn Chính phủ Nhật Bản cũng đã dành nguồn viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản và nguồn vốn ODA Nhật Bản đã giúp cho Việt Nam có cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, góp phần phát triển kinh tế Việt Nam và cải thiện đời sống cho người dân.




Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng chụp ảnh lưu niệm với Bộ trưởng Akihiro Ota và đoàn công tác của MLIT

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng cho biết, Bộ Xây dựng Việt Nam luôn chú trọng và quan tâm đến quan hệ hợp tác với MLIT, và quan hệ hợp tác giữa hai Bộ trong những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng. Hai bên đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về thoát nước và xử lý nước thải cũng như nhiều hoạt động hợp tác khác trong việc nghiên cứu xây dựng chính sách, phát triển nguồn nhân lực...

Vui mừng được đến thăm Việt Nam nhân dịp hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và làm việc với lãnh đạo Bộ Xây dựng Việt Nam, Bộ trưởng Akihiro Ota bày tỏ hài lòng trước quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai Bộ và mong muốn tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nhà ở và phát triển đô thị. Cụ thể MLIT mong muốn hai bên xúc tiến hợp tác trong các dự án phát triển các đô thị sinh thái (ecocity) dự kiến sẽ triển khai tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Theo báo xây dựng điện tử.

Saturday 14 September 2013

Nhà đẹp nhờ kính

Vật liệu kính, thủy tinh, pha lê ngày càng được ưa chuộng trong kiến trúc bởi tính thẩm mỹ và hữu dụng.


Nhờ vật liệu kính, không gian trong nhà và sân vườn dường như không còn khoảng cách.


Không chỉ áp dụng kính với cửa sổ, nhiều gia đình còn làm mái kính để tạo giếng trời, tận dụng ánh sáng.


Tuy nhiên, muốn sử dụng vật liệu kính cho ngoại thất, bạn cần chọn loại tốt, có khả năng cường lực.


Những không gian trên cao càng ưa chuộng vật liệu kính để thoáng tầm mắt ngắm nhìn thành phố.


Vật liệu kính rất hợp với những không gian gần gũi thiên nhiên, vì nó tạo sự trong sáng, hiền hòa.


Thiết kế kính cho không gian ngập tràn ánh sáng.


Bạn cũng có thể chọn kính màu ton sur ton với nội thất, không gian.


Không chỉ dùng làm ngoại thất, kính, thủy tinh, pha lê còn được ưa chuộng trong nội thất của căn nhà.


Những món đồ thủy tinh, pha lê giúp không gian trở nên sang trọng hơn.


Không chỉ vậy, đồ bằng kính, thủy tinh còn giúp nới rộng những không gian chật hẹp.
Các dự án đã được thi công: thi cong chong nong mai ton
Xuân Ngọc (theo HTH)

Tuesday 10 September 2013

Singapore xây khu công nghiệp thứ 5 tại Việt Nam

Dự án sẽ được Công ty liên doanh TNHH Việt Nam - Singapore chính thức khởi công vào ngày 13/9 tới. Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - Phạm Như Sô, khu công nghiệp VSIP sẽ có quy mô hơn 1.222 ha, trong đó giai đoạn I sẽ triển khai trên diện tích 458 ha với vốn đầu tư 125,3 triệu USD.


Mô hình khu công nghiệp dịch vụ & đô thị  VSIP Quảng Ngãi.

Tuy còn 2 năm nữa khu công nghiệp mới đi vào hoạt động nhưng theo lãnh đạo tỉnh, hiện đã có 2 doanh nghiệp lớn của Anh cam kết đầu tư 2 nhà máy sản xuất giầy da, bánh kẹo, nước giải khát tại đây với tổng vốn khoảng 50 triệu USD và quy mô 11.000 lao động. Trước đó, Tập đoàn Sembcorp (Singapore) cũng công bố kế hoạch đầu tư một nhà máy nhiệt điện chạy than với công suất 1.200 MW, trị giá khoảng 2,3 tỷ USD tại VSIP.

Theo quy hoạch, VSIP Quảng Ngãi được chia làm 2 khu: Phần sản xuất rộng khoảng 600 ha nằm trong Khu kinh tế Dung Quất mở rộng; còn lại phần đô thị và dịch vụ khoảng hơn 600 ha nằm dọc hai bên bờ sông Trà Khúc trong quy hoạch TP Quảng Ngãi mở rộng. 

VSIP Quảng Ngãi là khu công nghiệp Việt Nam - Singapore thứ năm được xây dựng tại Việt Nam. (sau 2 khu tại Bình Dương, Bắc Ninh và Hải Phòng). Theo lãnh đạo tỉnh, Quảng Ngãi được chọn là địa điểm đầu tư tiếp theo của VSIP do có lợi thế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gần với đường vận tải biển quốc tế cũng như nội địa, gần sân bay Chu Lai thuận tiện cho giao thông, phân phối hàng hóa. Do đặc thù trong Khu kinh tế Dung Quất nên các doanh nghiệp đầu tư vào VSIP Quảng Ngãi sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi của Chính phủ dành cho khu vực này. 

Theo Vnexpress

Friday 6 September 2013

Hội nghị Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội

UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức hội nghị triển khai một số quy định về sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng.



Theo đó, từ ngày 10/10/2013, tất cả các công trình, dự án được phê duyệt trên địa bàn tỉnh đều buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung theo lộ trình. Ở TP Huế sử dụng 50% từ ngày 01/01/2014 và tăng lên 100% vào đầu năm 2015. Các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50%, kể từ ngày 01/01/2014 và tăng lên 100% vào đầu năm 2016. Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn phải sử dụng ít nhất 30% đầu năm 2014 và tăng lên tối thiểu 50% vào hai năm sau... Sở Xây dựng tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu thị trường về cung, cầu, giá cả, hợp quy... để kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ khó khăn, nhằm triển khai tốt chủ trương của Chính phủ.

Theo báo xây dựng điện tử.

Monday 2 September 2013

Hướng dẫn điều chỉnh chi phí nhân công theo mức lương tối thiểu


 Việc điều chỉnh chi phí nhân công để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP phải dựa trên cơ sở mặt bằng giá nhân công thực tế trên thị trường tại từng khu vực thuộc các địa phương.



Kinh tế xây dựng Bắc Thành HưngKinh tế xây dựng Bắc Thành Hưng

Bộ Xây dựng hướng dẫn việc điều chỉnh chi phí nhân công để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 4/12/2012 của Chính phủ như sau:

Việc điều chỉnh này phải dựa trên cơ sở mặt bằng giá nhân công thực tế trên thị trường tại từng khu vực thuộc các địa phương để xác định hệ số điều chỉnh chi phí nhân công cho phù hợp.

Theo đó, đối với dự toán xây dựng công trình tại các địa phương mà chi phí nhân công được lập trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ đã phù hợp với mức giá nhân công thực tế trên thị trường tại địa phương đó thì không điều chỉnh chi phí nhân công trong dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP.

Đối với dự toán xây dựng công trình tại các địa phương mà chi phí nhân công được lập trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ mà chưa phù hợp (thấp hơn) so với mức giá nhân công thực tế trên thị trường tại địa phương đó thì trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP, các địa phương tính toán, xác định và quyết định việc công bố các hệ số điều chỉnh mức chi phí nhân công cho phù hợp với từng khu vực của địa phương mình quản lý.

Dự án thi công nổi bật : thi cong chong nong mai ton


Theo : chinhphu.vn

Saturday 31 August 2013

Nhà xã hội “hút” 20 nghìn tỷ đồng

Bộ Xây dựng vừa cho biết, trên địa bàn cả nước đến nay đã có 50 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, với quy mô xây dựng khoảng 34.000 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng.


Cụ thể, có 22 dự án nhà ở thương mại đăng ký điều chỉnh cơ cấu căn hộ, với quy mô thiết kế ban đầu khoảng 6.000 căn hộ, nay xin điều chỉnh tăng lên 8.320 căn hộ; 01 dự án chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang công trình dịch vụ (bệnh viện 500 giường).
Tại thành phố Hà Nội có 21 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khảng 11.400 căn với tổng mức đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng; 12 dự án đăng ký điều chỉnh cơ cấu căn hộ với quy mô xây dựng ban đầu 3.734 căn xin điều chỉnh tăng lên 5.234 căn.
Tại thành phố Hồ Chí Minh có 24 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, với quy mô xây dựng khoảng 14.800 căn, tổng mức đầu tư khoảng 8.800 tỷ đồng; 10 dự án đăng ký điều chỉnh cơ cấu 2.183 căn hộ thành 3.084 căn hộ; 01 dự án chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại từ 360 căn hộ sang công trình dịch vụ (thành bệnh viện).

Theo Hà Thúy Liễu
Nhadattot.net

Thursday 29 August 2013

Tấm lợp lấy sáng khó bể

Các loại tấm lợp lấy sáng khó bể
Lợp giếng trời, làm mái vòm… để lấy ánh sáng vào nhà người ta thường dùng tôn nhựa trong PC hay acrylic hoặc kính. Loại tôn này mau bị rạn nứt, bạc màu, còn kính dễ bể và dùng trên cao có thể nguy hiểm. Khắc phục những nhược điểm đó, hiện có các loại tấm lợp chế tác từ polycarbonate hay kính ép thay thế. 

Tấm lợp Mica không bể




Tấm lợp Mica không bể
Tấm mica này được làm từ nhựa polycarbonate, có độ bền và dẻo dai cao, có thể uốn cong thành vòng 360 0 hay uốn vuông góc mà không bị rạn, trầy, gãy, vẫn "trả" lại như hiện trạng ban đầu, trong suốt, không biến dạng. Nhà cung cấp sản phẩm thường cho khách hàng thử bằng việc lấy búa gõ mạnh lên tấm mica không bể này. Theo thử nghiệm của nhà sản xuất thì mica polycarbonate chịu được nhiệt độ tối đa 120oC, không bắt lửa bùng, chống được tia cực tím của nắng và nhẹ hơn so với kính 250 lần, do đó thích hợp để làm mái vòm, mái hiên, chụp mái trên giếng trời, vách ngăn, hộp đèn, bảng hiệu… thay thế kính hay tấm nhựa không chịu sức ép bởi lực tải nặng.

Sản phẩm có khoảng 12 màu, có các loại trong suốt, trắng đục, xanh lơ, xanh dương, nâu…, hoặc dạng vân đá. Với các độ dày khác nhau từ 1 - 2 - 3… cho đến 12 ly, khổ rộng 0,9m, 1,2m, 1,5m hay 2m và chiều dài không giới hạn, cắt theo ý khách hàng.

Tấm lợp twinlite và solartuff

Tấm lợp kép twinlite có hai lớp ép giữa những miếng cùng chất liệu, cho nên khi nhìn mặt gáy, thấy có nhiều ô trống nhỏ, nhìn bề mặt thì có sọc. Kích cỡ tấm: dày 6 ly, rộng 2,1m và dài 5,8m. Ông Lê Tấn Hiệp, phó giám đốc công ty Hòa Long, nhà cung cấp cho biết, tấm này được chế một phần từ polycarbonate và nhựa acrylic nên có độ bền va chạm lớn gấp 250 lần so với thủy tinh và gấp 30 lần so với loại tôn nhựa thông thường. Trọng lượng chỉ khoảng 1/15 so với thủy tinh có cùng độ dày nên ứng dụng trên công trình nhẹ nhàng.

Theo nhà sản xuất, qua thử nghiệm bằng mũi tên rơi cho thấy, trọng lượng trên 10kg, rơi từ độ cao 2m thì tấm lợp dày 10 ly không bị hư hao hay nứt nẻ. Nhờ vào những ô trống trong tấm lợp này nên chỉ số cách nhiệt khá hiệu quả. Sản phẩm có 8 màu: trong suốt, xanh, xám, đồng đỏ, ngọc bích… và chỉ số truyền ánh sáng tùy thuộc vào sắc độ của các màu. Ví dụ, loại trong suốt là 90%, xanh ngọc bích 47%, trắng sữa 20%…; do vậy, tùy vào độ cần lấy sáng mà có thể chọn màu thích hợp.

Tấm lợp dợn sóng solartuff có độ dày chỉ 0,8 ly, bề rộng hiệu dụng (đã trừ sóng) là 0,75m và dài từ 1,8 - 4,2m. Tấm được làm từ polycarbonate nên cản được tia cực tím và bền chắc hơn, chịu được thời tiết khắc nghiệt. Ông Hiệp cho biết, bảo hành 10 năm, chất lượng tấm này không biến đổi màu và không bị nứt.

Tấm twinlite có thể dùng làm vách ngăn lấy sáng, ngoài việc lợp trên các phần mái. Để thi công, có thể sử dụng khung nhôm chữ I kết ráp hai tấm lại với nhau; hoặc thanh nhôm chữ U để bọc mí ngoài tấm lợp. Có thể dùng ron cao su chèn hay keo silicon bắn vào các kẽ cho tấm này không bập bùng. Và nên sử dụng khung nhôm, vừa trang trí đẹp vừa vững vàng hơn; hạn chế dùng đinh vít để kết cấu, mặc dù sử dụng vẫn được, không gây hư hao.


Tấm nhựa thông minh
Kính an toàn Kithaglass

Kính ép an toàn được tạo bởi hai lớp kính kết ép vào một hay nhiều lớp plastic đặc biệt PVB (PVB do tập đoàn Dupond, Mỹ cung cấp) dưới tác động của nhiệt độ và áp lực cao. Từ đó làm tăng khả năng bền vững của kính, dẻo dai và đàn hồi của plastic. Nhà phân phối cho biết, công nghệ cũ dùng loại plastic polyester loãng pha với hóa chất làm đông để tráng vào giữa hai lớp kính, tạo sự kết dính. Cách này thực hiện thủ công và nó như một lớp keo dán kính, do đó, theo thời gian, keo sẽ bị dộp, nổi lên những đường vân và độ bền dai kém. Công nghệ mới thực hiện bằng máy, đặt một tấm PVB vào giữa hai tấm kính và ràng kín gáy bằng ron để hút không khí. Sau đó ép áp lực cao và gia nhiệt để hai lớp kính dính lại. Muốn làm các mặt cong sẽ đưa vào lò uốn thực hiện độ cong; sau đó ép hai tấm cong lại. Nhờ có lớp PVB này, nếu có va chạm gây vỡ thì kính chỉ rạn nứt mà không bị rơi ra từng mảnh gây nguy hiểm; hoặc vẫn giữ nguyên hiện trạng sử dụng được, nếu chưa muốn thay thế. Do vậy, kính an toàn có thể ứng dụng làm giếng trời, vách ngăn, mặt dựng, cửa, kính xe hơi v.v.

Những loại kính kể trên - với công nghệ hiện tại - đều được sản xuất tại Việt Nam như kính trong, màu trà, màu xanh lơ. Nhà phân phối nói, "vậy mà nhiều người tiêu dùng vẫn tưởng là kính ngoại”, chỉ có loại đặc biệt như kính phản quang, màu lạ thì nhập của Indonesia, Bỉ, Trung Quốc.

Người Việt Nam hãy sử dụng các loại tấm lợp lấy sáng  khó bể kể trên được làm từ Việt Nam với chất lượng và mẫu mã tương đương hàng nước ngoài mà giá cả thấp hơn.

Ưu điểm của dòng tôn nhựa lấy sáng

Tôn nhựa lấy sáng được gia cố bởi lưới thủy tinh nên có rất nhiều ưu điểm như sau:
·         Khả năng xuyên sáng tốt.
·         Bền bỉ với thời thiết, thời gian sử dụng lâu dài.
·         Cách nhiệt và cách âm tốt.
·         Giảm bớt ảnh hưởng của tiếng ồn và có khả năng chống cháy.
·         Khả năng chịu lực cao, chịu được sức va đập mạnh.
·         Trọng lượng nhẹ.
·         Dễ lắp đặt, sử dụng, thi công, uốn cong tạo dáng, không bị gãy khúc.

Thông số kỹ thuật tấm lợp lấy sáng

Mã sản phẩm 
Chiều dày
Khối lượng/m2 (kg/m2)
Thời gian bảo hành
FRP-1240
1.2 mm - 1.4mm
2.40 Kg/m2 - 2.67 Kg/m2
 10 năm
TRANSLUCID-1050
1.2 mm - 1.5mm
1.80 Kg/m2 - 2.30 Kg/m2
10 năm 
Mọi thông tin chi tiết liên hệ:
BAC THANH HUNG STC CO. , LTD
Address 1 : 36/4 Tay Thanh Street, Tay Thanh Ward, Tan Phu District, Ho Chi Minh City, Viet Nam.
Tel: (84-8) 38143427/ 28 - Fax: (84-8) 38143429
Address 2 : 3/2 Vuong Thua Vu Street, Khuong Trung Ward, Thanh Xuan District, Ha Noi City, Viet Nam.
Tel: (84-4) 35683971/ 72 – 0988.099.591 - Fax: (84-4) 35683973
Factory: Tan Thanh district, Ba Ria Vung Tau province.
Email: thanhbac1102@yahoo.com.vn - Website:  bacthanhhung.com.vn


Tuesday 27 August 2013

Chính sách công ty xây dựng Bắc Thành Hưng

Quyết tâm thực hiện mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam và khu vực về: Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu thiết bị linh kiện cơ khí và vật liệu xây dựng, mua bán sắt thép phế liệu. v.v… Công Ty TNHH ĐT XD TM và DV  Bắc Thành Hưng thực hiện triển khai một Hệ thống Quản lý Chất lượng nhằm đảm bảo:
  • Liên tục phát triển toàn diện năng lực và trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ cán bộ công nhân viên đạt trình độ cao. Đầu tư chiến lược các phương tiện, trang thiết bị hiện đại và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng.

  • Tập trung toàn lực đẩy mạnh sản xuất, đa dạng hoá nghành nghề kinh doanh phù hợp với xu hướng phát triển của thi trường và định hướng của công ty, đoàn kết nội bộ và tăng cường sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác chiến lược của Công ty, để từng bước đáp ứng các yêu cầu tối ưu về chất lượng của sản phẩm, thỏa mãn yêu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

  • Cải tiến đồng bộ và sử dụng an toàn có hiệu quả tất cả các nguồn lực của Công ty để đồng thời đạt được các mục tiêu sản xuất kinh doanh và các mục tiêu về an toàn, sức khỏe và môi trường trong các hoạt động của Công ty.

Công ty TNHH ĐT XD TM Và DV Bắc Thành Hưng cam kết thực hiện Chính sách Chất lượng này. Giám đốc Công ty yêu cầu toàn thể cán bộ, công nhân viên thực hiện nghiêm chỉnh Chính sách Chất lượng thông qua Hệ thống Quản lý Chất lượng của Công ty.
                                                                Tp HCM, ngày 16 Tháng 07 năm 2010
                                                                                  GIÁM ĐỐC


                                                            Giáp Anh Ngọc  (đã ký)

Friday 23 August 2013

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng tiếp Chủ tịch Tập đoàn Trans Bay Engineering Group – TBE (Hoa Kỳ)

Chiều 22/8, tại trụ sở Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã tiếp đoàn công tác của Tập đoàn Trans Bay Engineering Group - TBE (Hoa kỳ) do ông Lee.O Cherry, Chủ tịch Tập đoàn làm trưởng đoàn; Ông Lê Văn Lang, Phó Chủ tịch Tập đoàn làm Phó đoàn. Cùng tiếp khách với Bộ trưởng có ông Nguyễn Anh Dũng, Tổng Biên tập Báo Xây dựng; ông Phạn Khánh Toàn, Vụ trưởng vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Xây dựng).



Thay mặt Tập đoàn Trans Bay Engineering Group, ông Lee.O Cherry cảm ơn Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã cho phép Báo Xây dựng mời đoàn tới Việt Nam để bàn kế hoạch truyền thông phục vụ việc mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội; tạo điều kiện cho đoàn được khảo sát một số đô thị tại Hòa Bình, Sơn La và Hà Nam; thăm một số doanh nghiệp ngành Xây dựng Việt Nam như Viglacera, Nam Cường, Đông Dương… Ông Lee.O Cherry cũng đã giới thiệu với Bộ trưởng về hoạt động của tập đoàn TBE tại Hợp chủng quốc Hoa kỳ cùng một số quốc gia trên thế giới trên các lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, xây dựng nhà ở, thương mại, cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch vụ xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn.

Ông Lee.O Cherry tỏ rõ mong muốn được đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam trong thời gian tới để kết nối, tìm kiếm những cơ hội hợp tác với ngành Xây dựng Việt Nam; hỗ trợ cho việc đào tạo nguồn lực xây dựng có tay nghề cao tại Việt Nam cũng như tham gia các dự án phát triển đô thị, quy hoạch, kiến trúc…

Tại buổi tiếp, Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng bày tỏ vui mừng và hoan nghênh đoàn công tác đến Việt Nam quan tâm, tìm hiểu thị trường xây dựng cùng những cơ hội hợp tác với doanh nghiệp ngành Xây dựng Việt Nam. Bộ trưởng tin tưởng, việc Tập đoàn Trans Bay Engineering Group tới Việt Nam với những kinh nghiệm và năng lực đầu tư trong lĩnh vực xây dựng của mình sẽ dành được sự hợp tác tốt đẹp đối với các doanh nghiệp xây dựng của Việt Nam, cùng đem lại lợi ích, cơ hội tốt cho hai bên, thể hiện ý nghĩa của sự hợp tác, phát triển kinh tế của Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa kỳ vừa được ký kết.

Theo : Báo Xây dựng điện tử