Monday 30 September 2013

Đại gia địa ốc Việt đua nhau săn vốn ngoại

9 tháng qua, nhiều nhà thầu xây dựng, các đơn vị đầu tư phát triển dự án bất động sản phía Nam có xu hướng mở rộng kênh đầu tư, hợp tác, huy động vốn với các tổ chức quốc tế. Theo các chuyên gia, trong bối cảnh thị trường nội địa suy yếu và cạn kiệt về tài chính, săn vốn ngoại là một giải pháp có thể mở ra nhiều hy vọng.
 
Trong 8 tháng đầu năm 2013, Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình đã có nhiều thương vụ liên quan đến khối ngoại. Tháng 7, doanh nghiệp nhận thi công phần kết cấu và hoàn thiện dự án “SORA gardens I” tại Thành Phố Mới Bình Dương với giá trị hơn 400 tỷ đồng. Đây là gói thầu của chung cư cùng tên, thuộc khu đô thị Tokyu Binh Duong Garden City ( FDI của Nhật) - có tổng vốn đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD.
 
Cuối quý II/2013, Hòa Bình ký hợp đồng quản lý xây dựng Khu phức hợp nhà ở - trung tâm thương mại - khách sạn cao cấp GEMS ở Yangon, Myanmar. Trong tháng 5, đơn vị này còn được đối tác ngoại là Tập đoàn Jesco Asia rót hàng chục tỷ đồng để phát triển lĩnh vực thiết kế, thi công cơ điện công trình, nhà xưởng và hạ tầng. Cuối tháng 3/2013, PT. Nikko Securities Indonesia đổ hơn 10 triệu USD mua cổ phiếu HBC với giá cao hơn thị trường. Các thương vụ này phần nào tiếp sức cho doanh nghiệp trong năm 2013 đầy khó khăn.
 
Dự án Happy Land do Công ty Khang Thông làm chủ đầu tư đã hút hơn chục nhà đầu tư ngoại rót vốn đầu tư.
Không chỉ có Hòa Bình đang trông đợi nhiều vào khối ngoại, Công ty Khang Thông cũng tích cực săn vốn nước ngoài từ các tập đoàn quốc tế để đầu tư vào dự án Happy Land (Long An) và dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội (Bình Định).
 
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Khang Thông, Phan Thị Phương Thảo chia sẻ với VnExpress.net: "Doanh nghiệp chờ dòng vốn từ tỷ phú Ả Rập Thureign Augn và ngân hàng Hypo Commerce Bank. Dự kiến, nhà đầu tư nước ngoài này sẽ rót vốn vào Tập đoàn Khang Thông để đầu tư trực tiếp vào 2 dự án tại Long An và Bình Định".
 
Bà Thảo cho biết thêm, chỉ tính riêng dự án Happy Land giai đoạn 1 đang thi công tại Long An, Khang Thông đã tiếp nhận hơn chục đối tác nước ngoài. Dự kiến, năm 2014 khu vui chơi giải trí hơn 2 tỷ USD sẽ chạy thử nghiệm một số hạng mục. Nữ doanh nhân này thừa nhận, với tình hình kinh tế trong nước khó khăn, các dự án của bà chủ yếu trông cậy vào các đối tác nước ngoài vì có giai đoạn hợp đồng vay ngân hàng cũng bị cắt. Tuy nhiên, bà Thảo cũng thừa nhận suy thoái kinh tế toàn cầu cũng tác động rất lớn đến dòng tiền của nhà đầu tư quốc tế, do đó tiến độ dự án cũng bị chậm so với dự kiến.
 
Trong khi đó, một đại gia địa ốc khác, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) chỉ tập trung săn cơ hội ngành bất động sản ở thị trường nước ngoài. Nếu như các doanh nghiệp địa ốc khác tìm vốn ngoại thì HAGL lại đi theo chiều ngược lại, đổ tiền ra nước ngoài để chờ thời điểm vàng hái cơ hội.
 
HAGL đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu phức hợp tại Yangon với kỳ vọng có thể hái tỷ USD khi thị trường địa ốc Myanmar ấn lên.
 
Chủ tịch Tập đoàn HAGL, Đoàn Nguyên Đức cho biết, trong lĩnh vực bất động sản, năm 2013 tập đoàn dốc toàn lực vào dự án khu phức hợp tại Myanmar, thị trường Việt Nam chỉ đóng vai trò hậu phương. Bầu Đức đã tăng vốn dự án này từ 300 triệu USD lên thành 440 triệu USD và đẩy nhanh tiến độ xây dựng với kỳ vọng hái tỷ USD khi bất động sản Myanmar nóng lên. "Thị trường trong nước bế tắc, thay vì cứ ngồi im chờ đợi thì đầu tư ra nước ngoài sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn", ông Đức nói.
 
Đua theo các đại gia địa ốc tìm vốn và săn cơ hội tại thị trường nước ngoài, nhiều chủ đầu tư nhỏ lẻ cũng đặt kỳ vọng vào "bầu sữa ngoại". Chủ đầu tư một dự án chung cư bị đình trệ tại quận 8 tiết lộ đang đàm phán với một số nhà đầu tư châu Á về việc tiếp vốn để tái khởi động dự án. Trong đó đối tác Hàn Quốc bày tỏ sự quan tâm nhiều nhất.
 
Vị chủ đầu tư này giãi bày: "Thị trường trong nước đóng băng, chúng tôi phải tính đến phương án cầu cứu vốn ngoại. Tuy nhiên thời gian thương thảo hơi dài do phải định giá lại dự án".
 
Chủ tịch HĐQT Công ty Khải Hoàn Land, Nguyễn Khải Hoàn tiết lộ, trong quý II và III/2013, bộ phận M&A của doanh nghiệp cũng tư vấn thành công 2 giao dịch lớn có yếu tố nước ngoài tham gia, chủ yếu là liên kết, hợp tác đầu tư. "Săn vốn ngoại hay hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, thậm chí tìm cơ hội ở thị trường mới trong thời điểm bất động sản khó khăn như hiện nay là xu thế tất yếu", ông Hoàn nhận xét.
 
Chuyên gia này phân tích, sự liên kết, hợp tác này có lợi đôi bên. Khối ngoại cần sự am hiểu địa phương, thủ tục pháp lý, quan hệ, quỹ đất... của doanh nghiệp Việt Nam. Ngược lại, doanh nghiệp trong nước tiếp cận được công nghệ, trình độ chuyên môn cao, sự chuyên nghiệp trong quản lý, và chủ yếu là nguồn tài chính ổn định. "Một thực tế phải chấp nhận là sau khi liên kết, thường là doanh nghiệp nước ngoài kiểm soát điều hành toàn bộ", ông nói. 
 
Ông Hoàn cho rằng, khi niềm tin của thị trường xuống thấp thì sự tham gia của khối ngoại là một hỗ trợ đắc lực để cải thiện vị thế của các chủ đầu tư. Khảo sát thực tế cho thấy các dự án sau khi liên doanh thường có thanh khoản tốt hơn và doanh nghiệp cũng tiếp cận được nhiều cơ hội hơn.
 
Chủ tịch Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình, Lê Viết Hải nhận định, liên doanh, liên kết, hợp tác với khối ngoại không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao trình độ quản lý, ổn định nguồn tài chính, cải thiện thanh khoản mà còn giúp mở rộng thị trường. "Khi các kênh đầu tư trong nước bão hòa, đi tìm dòng vốn ngoại và cơ hội ở các thị trường mới là giải pháp khả thi nhất hiện nay", ông Hải nhấn mạnh.

Ha Thuy Lieu
Theo Vnexpress

Friday 27 September 2013

Hội thảo về dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi

 Sáng ngày 27/9/2013 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo về Dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Bộ Xây dựng đồng tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo.

Hội thảo luật xây dựng công ty Bắc Thành Hưng 
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Hội thảo
Tham dự Hội thảo có ông Đặng Vũ Minh - Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam; ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh; nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Mạnh Kiểm và gần 200 đại biểu là các nhà quản lý, các chuyên gia đến từ Bộ Xây dựng, Tổng hội Xây dựng Việt Nam và các Hội, Hiệp hội chuyên ngành Xây dựng.
 
Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã khái quát quá trình biên soạn những nội dung chủ yếu của dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi. Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, Luật Xây dựng năm 2003, Luật số 38 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản và các Nghị định, thông tư hướng dẫn đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động đầu tư xây dựng, thu hút được các nguồn lực đầu tư của các thành phần kinh tế, trong đó có nguồn vốn đầu tư nước ngoài, góp phần tạo ra sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Sau 10 năm thực hiện, bên cạnh những mặt tích cực, Luật Xây dựng 2003 cũng cho thấy một số hạn chế, bất cập cần được nhanh chóng khắc phục, cụ thể là: Luật Xây dựng 2003 không quy định các cơ chế quản lý khác nhau đối với các nguồn vốn đầu tư xây dựng khác nhau - là một nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí và kém hiệu quả của nguồn vốn đầu tư nhà nước; phân cấp mạnh, giao quyền chủ động cho các chủ thể hoạt động xây dựng, nhất là các chủ đầu tư dẫn đến làm mờ nhạt vai trò kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước; thiếu các quy định về đầu tư xây dựng phải theo quy hoạch, kế hoạch; thiếu các quy định về điều kiện năng lực của tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng...
 
 
Chủ tịch xây dựng
Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng trình bày tham luận tại Hội thảo
 
 
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, là cơ quan chủ trì việc nghiên cứu, sửa đổi Luật Xây dựng 2003, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương xây dựng dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi. Dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi đã tiếp thu ý kiến của các cơ quan quản lý, các địa phương, các doanh nghiệp và đông đảo nhân dân. Thông qua Hội thảo này, Bộ Xây dựng mong muốn tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia trong các lĩnh vực của ngành Xây dựng để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội vào kỳ họp tới.
 
 
Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo
 
Trong buổi sáng diễn ra Hội thảo, các đại biểu tham dự đã nghe Báo cáo Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng về sự cần thiết và nội dung cần sửa đổi của Luật Xây dựng, các tham luận của Hội KHKT Cầu đường Việt Nam, Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, Hội Thủy lợi, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam và nhiều ý kiến trao đổi của các chuyên gia.

Theo báo xây dựng điện tử.

Sunday 22 September 2013

Phạm vi triển khai Chương trình đô thị miền núi phía Bắc

 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý phạm vi và phương thức triển khai dự án "Chương trình đô thị miền núi phía Bắc", vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) khoảng 250 triệu USD.
 

 
Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, các cơ quan và địa phương liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục tài trợ theo đúng quy định.
 
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 7 tỉnh bao gồm Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Thái Nguyên, Hòa Bình, Tuyên Quang và Yên Bái sẽ nằm trong Chương trình từ nguồn vốn 250 triệu USD của WB.
 
Về phương thức triển khai dự án, Bộ Xây dựng sẽ là cơ quan chủ trì, điều phối hướng dẫn các địa phương trong việc chuẩn bị và triển khai thực hiện dự án.
 
UBND các tỉnh là Chủ quản các dự án thuộc địa phương mình, chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện theo thẩm quyền được quy định. Thời gian thực hiện dự kiến từ năm 2014-2020.
 
Theo : chinhphu.vn

Wednesday 18 September 2013

Lễ trao tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp xây dựng cho Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam


 
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng trao kỷ niệm chương cho ngài Yasuaki Tanizaki
 
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang trong giai đoạn tốt đẹp, đặc biệt đang trong năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Trong những năm qua, Nhật Bản đã tiến hành mở rộng hợp tác trên tất cả các lĩnh vực và đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển tại Việt Nam. Nhật Bản là nước có đầu tư nước ngoài và đầu tư ODA lớn nhất ở Việt Nam, trong đó đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng là rất lớn và hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Bộ Xây dựng Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa MLIT và Bộ Xây dựng Việt Nam đã giúp Bộ Xây dựng Việt Nam tăng cường năng lực và sự hiểu biết nhằm thúc đẩy ngành Xây dựng Việt Nam phát triển. Trước mối quan hệ hết sức tốt đẹp giữa hai nước và hai Bộ, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng ghi nhận và đánh giá cao vai trò tích cực, quan trọng của ngài Đại sứ trong nhiệm kỳ công tác 3 năm tại Việt Nam nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản nói chung và mối quan hệ hợp tác giữa ngành Xây dựng của hai nước nói riêng.Vì những đóng góp quan trọng đó, Bộ Xây dựng quyết định trao tặng kỷ niệm chương cho ngài Yasuaki Tanizaki - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam. Bộ trưởng hy vọng trong thời gian tới Đại sứ Yasuaki Tanizaki sẽ tiếp tục đóng góp cho mối quan hệ hợp tác giữa hai nước.
 
 
 
Các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm
 
 
Ngài Yasuaki Tanizaki đã bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Bộ trưởng khi được vinh dự đón nhận kỷ niệm chương ngành Xây dựng. Đại sứ cho biết, Nhật Bản trong quá trình phát triển kinh tế đã gặp phải không ít khó khăn và luôn mong muốn chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong quá trình phát triển, hy vọng trong thời gian tới kinh tế, xã hội Việt Nam sẽ phát triển bền vững. Đại sứ đánh giá cao vai trò của Bộ Xây dựng Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và vai trò đó sẽ ngày càng lớn mạnh trong quá trình công nghiệp hóa đất nước, Nhật Bản sẽ luôn sẵn sàng đóng góp và hợp tác với Việt Nam trong quá trình phát triển này. Mặc dù đã kết thúc nhiệm kỳ 3 năm công tác tại Việt Nam nhưng trong thời gian tới Đại sứ sẽ tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của hai nước.

Bắc Thành Hưng
Theo báo xây dựng điện tử

Monday 16 September 2013

Bộ Xây dựng làm việc với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội


Sáng ngày 16/9/2013 tại Trụ sở cơ quan Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội (UBKT) do Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Văn Giàu dẫn đầu. Tham dự buổi làm việc còn có Phó Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Văn Phúc, các Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Cao Lại Quang, Nguyễn Trần Nam, Bùi Phạm Khánh, Trần Văn Sơn và đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Xây dựng.


Toàn cảnh buổi làm việc
Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Thường trực Cao Lại Quang đã báo cáo Ủy ban Kinh tế Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch năm 2013, nhiệm vụ năm 2014 và đánh giá 03 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về kinh tế - xã hội. 

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Cao Lại Quang cũng đã báo cáo Ủy ban Kinh tế Quốc hội về những giải pháp chủ yếu của Bộ Xây dựng đang triển khai để tăng cường quản lý đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, thị trường vật liệu xây dựng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Xây dựng và các phát biểu giải trình của lãnh đạo Bộ Xây dựng về một số nội dung và các thành viên đoàn công tác quan tâm, Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Văn Giàu đã đánh giá cao sự chuẩn bị báo cáo của Bộ Xây dựng. Theo Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Văn Giàu, bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, báo cáo của Bộ Xây dựng cũng cho thấy còn nhiều vấn đề bất cập mà ngành Xây dựng cần tập trung khắc phục trong các lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, quản lý thị trường bất động sản, thị trường vật liệu xây dựng. Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Văn Giàu cũng đồng tình với các nhóm giải pháp mà Bộ Xây dựng đã đề ra, đặc biệt là giải pháp cải cách thể chế đã được Bộ Xây dựng lựa chọn là giải pháp đột phá chiến lược. 

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Văn Giàu cũng kiến nghị Bộ Xây dựng bổ sung một số đánh giá cho báo cáo, bao gồm số liệu về sự đóng góp của ngành Xây dựng trong cơ cấu GDP và thu ngân sách; mục tiêu và nội hàm của việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đề xuất các chính sách để thực hiện việc tái cơ cấu; vấn đề giải quyết nợ đọng trong xây dựng cơ bản...

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng bày tỏ sự cám ơn và ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của các thành viên của đoàn công tác, đồng thời cho biết, những kiến nghị đó sẽ được Bộ Xây dựng báo cáo chi tiết với Ủy ban, với Quốc hội./.
 

Minh Tuấn

Sunday 15 September 2013

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng tiếp và hội đàm với Ngài Akihiro Ota - Bộ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT)

Sáng ngày 13/9/2013 tại Trụ sở cơ quan Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã có buổi tiếp và hội đàm với Ngài Akihiro Ota - Bộ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản và đoàn công tác của MLIT đang có chuyến công tác tại Việt Nam. Cùng dự có Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn và lãnh đạo các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ Xây dựng.


Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Akihiro Ota tại buổi hội đàm
Tại buổi hội đàm, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Akihiro Ota cùng bày tỏ vui mừng trước quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai quốc gia ngày càng đi vào chiều sâu, nhất là khi hai bên trở thành đối tác chiến lược của nhau. Trong sự phát triển chung đó, quan hệ hợp tác giữa Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ MLIT của Nhật Bản cũng được tăng cường.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, đồng thời cám ơn Chính phủ Nhật Bản cũng đã dành nguồn viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản và nguồn vốn ODA Nhật Bản đã giúp cho Việt Nam có cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, góp phần phát triển kinh tế Việt Nam và cải thiện đời sống cho người dân.




Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng chụp ảnh lưu niệm với Bộ trưởng Akihiro Ota và đoàn công tác của MLIT

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng cho biết, Bộ Xây dựng Việt Nam luôn chú trọng và quan tâm đến quan hệ hợp tác với MLIT, và quan hệ hợp tác giữa hai Bộ trong những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng. Hai bên đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về thoát nước và xử lý nước thải cũng như nhiều hoạt động hợp tác khác trong việc nghiên cứu xây dựng chính sách, phát triển nguồn nhân lực...

Vui mừng được đến thăm Việt Nam nhân dịp hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và làm việc với lãnh đạo Bộ Xây dựng Việt Nam, Bộ trưởng Akihiro Ota bày tỏ hài lòng trước quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai Bộ và mong muốn tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nhà ở và phát triển đô thị. Cụ thể MLIT mong muốn hai bên xúc tiến hợp tác trong các dự án phát triển các đô thị sinh thái (ecocity) dự kiến sẽ triển khai tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Theo báo xây dựng điện tử.

Saturday 14 September 2013

Nhà đẹp nhờ kính

Vật liệu kính, thủy tinh, pha lê ngày càng được ưa chuộng trong kiến trúc bởi tính thẩm mỹ và hữu dụng.


Nhờ vật liệu kính, không gian trong nhà và sân vườn dường như không còn khoảng cách.


Không chỉ áp dụng kính với cửa sổ, nhiều gia đình còn làm mái kính để tạo giếng trời, tận dụng ánh sáng.


Tuy nhiên, muốn sử dụng vật liệu kính cho ngoại thất, bạn cần chọn loại tốt, có khả năng cường lực.


Những không gian trên cao càng ưa chuộng vật liệu kính để thoáng tầm mắt ngắm nhìn thành phố.


Vật liệu kính rất hợp với những không gian gần gũi thiên nhiên, vì nó tạo sự trong sáng, hiền hòa.


Thiết kế kính cho không gian ngập tràn ánh sáng.


Bạn cũng có thể chọn kính màu ton sur ton với nội thất, không gian.


Không chỉ dùng làm ngoại thất, kính, thủy tinh, pha lê còn được ưa chuộng trong nội thất của căn nhà.


Những món đồ thủy tinh, pha lê giúp không gian trở nên sang trọng hơn.


Không chỉ vậy, đồ bằng kính, thủy tinh còn giúp nới rộng những không gian chật hẹp.
Các dự án đã được thi công: thi cong chong nong mai ton
Xuân Ngọc (theo HTH)

Tuesday 10 September 2013

Singapore xây khu công nghiệp thứ 5 tại Việt Nam

Dự án sẽ được Công ty liên doanh TNHH Việt Nam - Singapore chính thức khởi công vào ngày 13/9 tới. Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - Phạm Như Sô, khu công nghiệp VSIP sẽ có quy mô hơn 1.222 ha, trong đó giai đoạn I sẽ triển khai trên diện tích 458 ha với vốn đầu tư 125,3 triệu USD.


Mô hình khu công nghiệp dịch vụ & đô thị  VSIP Quảng Ngãi.

Tuy còn 2 năm nữa khu công nghiệp mới đi vào hoạt động nhưng theo lãnh đạo tỉnh, hiện đã có 2 doanh nghiệp lớn của Anh cam kết đầu tư 2 nhà máy sản xuất giầy da, bánh kẹo, nước giải khát tại đây với tổng vốn khoảng 50 triệu USD và quy mô 11.000 lao động. Trước đó, Tập đoàn Sembcorp (Singapore) cũng công bố kế hoạch đầu tư một nhà máy nhiệt điện chạy than với công suất 1.200 MW, trị giá khoảng 2,3 tỷ USD tại VSIP.

Theo quy hoạch, VSIP Quảng Ngãi được chia làm 2 khu: Phần sản xuất rộng khoảng 600 ha nằm trong Khu kinh tế Dung Quất mở rộng; còn lại phần đô thị và dịch vụ khoảng hơn 600 ha nằm dọc hai bên bờ sông Trà Khúc trong quy hoạch TP Quảng Ngãi mở rộng. 

VSIP Quảng Ngãi là khu công nghiệp Việt Nam - Singapore thứ năm được xây dựng tại Việt Nam. (sau 2 khu tại Bình Dương, Bắc Ninh và Hải Phòng). Theo lãnh đạo tỉnh, Quảng Ngãi được chọn là địa điểm đầu tư tiếp theo của VSIP do có lợi thế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gần với đường vận tải biển quốc tế cũng như nội địa, gần sân bay Chu Lai thuận tiện cho giao thông, phân phối hàng hóa. Do đặc thù trong Khu kinh tế Dung Quất nên các doanh nghiệp đầu tư vào VSIP Quảng Ngãi sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi của Chính phủ dành cho khu vực này. 

Theo Vnexpress

Friday 6 September 2013

Hội nghị Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội

UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức hội nghị triển khai một số quy định về sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng.



Theo đó, từ ngày 10/10/2013, tất cả các công trình, dự án được phê duyệt trên địa bàn tỉnh đều buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung theo lộ trình. Ở TP Huế sử dụng 50% từ ngày 01/01/2014 và tăng lên 100% vào đầu năm 2015. Các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50%, kể từ ngày 01/01/2014 và tăng lên 100% vào đầu năm 2016. Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn phải sử dụng ít nhất 30% đầu năm 2014 và tăng lên tối thiểu 50% vào hai năm sau... Sở Xây dựng tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu thị trường về cung, cầu, giá cả, hợp quy... để kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ khó khăn, nhằm triển khai tốt chủ trương của Chính phủ.

Theo báo xây dựng điện tử.

Monday 2 September 2013

Hướng dẫn điều chỉnh chi phí nhân công theo mức lương tối thiểu


 Việc điều chỉnh chi phí nhân công để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP phải dựa trên cơ sở mặt bằng giá nhân công thực tế trên thị trường tại từng khu vực thuộc các địa phương.



Kinh tế xây dựng Bắc Thành HưngKinh tế xây dựng Bắc Thành Hưng

Bộ Xây dựng hướng dẫn việc điều chỉnh chi phí nhân công để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 4/12/2012 của Chính phủ như sau:

Việc điều chỉnh này phải dựa trên cơ sở mặt bằng giá nhân công thực tế trên thị trường tại từng khu vực thuộc các địa phương để xác định hệ số điều chỉnh chi phí nhân công cho phù hợp.

Theo đó, đối với dự toán xây dựng công trình tại các địa phương mà chi phí nhân công được lập trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ đã phù hợp với mức giá nhân công thực tế trên thị trường tại địa phương đó thì không điều chỉnh chi phí nhân công trong dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP.

Đối với dự toán xây dựng công trình tại các địa phương mà chi phí nhân công được lập trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ mà chưa phù hợp (thấp hơn) so với mức giá nhân công thực tế trên thị trường tại địa phương đó thì trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP, các địa phương tính toán, xác định và quyết định việc công bố các hệ số điều chỉnh mức chi phí nhân công cho phù hợp với từng khu vực của địa phương mình quản lý.

Dự án thi công nổi bật : thi cong chong nong mai ton


Theo : chinhphu.vn